Thương hiệu là gì? CÁI TÊN của bạn đang ở mức nào?

Câu chuyện về THƯƠNG HIỆU. Theo phân tích của các chuyên gia về thương hiệu, con đường của “cái tên“ được chia thành 4 giai đoạn: nhãn hiệu (trademark), thương hiệu (brand), tin hiệu (trustmark), và thương hiệu được yêu mến (lovemark).


1. Nhãn hiệu (Trademark)

Đây là 1 bước đầu tiên bạn sẽ phải làm khi bắt tay vào 1 việc kinh doanh với mục đích lâu dài.
Khi thành lập một doanh nghiệp, hay bắt đầu 1 dịch vụ kinh doanh, việc đầu tiên là tìm một cái tên phù hợp. Tất cả những cái tên được đặt ra như trên được gọi chung là NHÃN HIỆU. Khi 1 nhãn hiệu nào đó ra đời, nó chỉ như 1 cái tên bạn được đặt – 1 cái tên như 7 tỷ cái tên người khác đang có trên trái đất – một cái tên ban đầu chỉ với mục đích giúp khách hàng “nhận diện” được bạn.
Nhiều bạn nhờ tôi (Hiếu Orion) tư vấn về NHÃN HIỆU cho kế hoạch kinh doanh của mình, tôi thường tư vấn bạn ấy với những ý chính sau:
– Tên phải khác biệt . Là thứ mà người ta sẽ ghi nhớ về bạn
– Tên phải dễ gọi, vì nó sẽ liên quan nhiều đến việc truyền thông sau này, ví dụ như chọn tên website ( Xem phần : Làm website thế nào?) (Hãy tưởng tượng bạn phải đọc tên website của bạn qua điện thoại, hãy xem nếu bạn đọc mà người ta phải hỏi lại mấy lần thì là hỏng rồi, kiểu như: “à, website của tao là vi en ếch xờ pờ rét chấm nét” Câu trả lời sẽ là: “thôi, khó nhớ lắm, bố mày vào dân trí chấm vi en đọc tin đây”
– Tên phải có được 1 “thứ gì đó” liên quan đến bạn, hoặc đặc tính sản phẩm của bạn
– Tên phải không quá thu hẹp – đề phòng về sau sự phát triển của bạn có thể mở rộng thêm lĩnh vực (giống như chú em tôi lúc đầu buôn chim câu, làm cái web www.chimcausach.com rất cẩn thận và chi tiết, nhưng sau này bán hàng tốt quá muốn bán thêm cả gà sạch thì lại đang phải tính chuyện mở website khác )

2. Thương hiệu (Brand)

Khi NHÃN HIỆU phát triển, được khách hàng hay người tiêu dùng nhận biết, và tạo được 1 mối “quan hệ” với người tiêu dùng –  thì nó sẽ trở thành THƯƠNG HIỆU.
Chú ý phân biệt giữa THƯƠNG HIỆU và NHÃN HIỆU nhé: Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng người ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ,  Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry…
Khi một sản phẩm mà chỉ cần nhắc đến tên là đã được biết đến mà không cần tính từ mô tả, thì nhãn hiệu đó đã trở thành thương hiệu.
Ở bậc thương hiệu, mức độ nhận biết sản phẩm cao hơn nhãn hiệu rất nhiều. Trên thế giới hiện nay, thương hiệu có rất nhiều và cạnh tranh khốc liệt, vậy thương hiệu cần phải làm thế nào để tách ra khỏi đám đông trong đó đã được người tiêu dùng lựa chọn?
+ Trên thế giới, các thương hiệu được phân ra nhiều loại dựa trên “Tính cách thương hiệu”:
– Thương hiệu sáng tạo (innovation brands): Adidas, Durex, Nescafe
– Thương hiệu giải trí (Distraction brands): MTV, Barbie, Disney
– Thương hiệu danh vị (Status brands): Rolex, Louis Vuitton, BMW, Gucci
– Thương hiệu con người (People Brands): Davis Beckham, Steve Jobs …
– Thương hiệu rộng (Broad brands): Yamaha, Virgin
– Thương hiệu cảm xúc (emotion brands): Apple, Harley-Davidson
+ Tại Việt Nam, có một số thương hiệu điển hình như: 
– Thương hiệu rộng (Broad brands): FPT (đa ngành nghề: công nghệ, bất động sản…) ; Vingroup (BĐ Sản, Y tế, du lịch…)
– Các thương hiệu MẠNH made in Việt Nam thường tập trung vào các lĩnh vực bán tài nguyên như: Trung Nguyên (cafe), Hoàng Anh Gia Lai (gỗ), Vinamilk (sữa) … hoặc những nhà phân phối hàng hóa… RẤT ÍT những thương hiệu mang tính SÁNG TẠO và CẢM XÚC.

3. Tin hiệu (Trustmark)

Tin hiệu là thương hiệu được tin dùng. Đó là những cái tên bạn sẽ NGHĨ RA ĐẦU TIÊN khi có nhu cầu ở 1 lĩnh vực nào đó – CÁI TÊN đó bạn sẵn sàng trả giá – cao hơn nếu cần – vì bạn đã tin tưởng vào chất lượng hoặc uy tín của nó.
Ví dụ nếu mua máy giặt sẽ là Electrolux (bền), xe máy thì Honda (mới bền và giữ giá)…
Đề có thể trở thành TIN HIỆU (trustmark) thì bạn phải bước 1 bước thật dài từ giai đoạn 2> Brands ở trên.
Không phải BRANDS nào hoạt động lâu cũng thành TRUSTMARK. Có nhiều thương hiệu (Brands) thực sự ấn tượng và mạnh nhưng vẫn không được trở thành Tin Hiệu (trustmark) : bởi vì như việc 1 cô gái đứng bên 1 chàng trai ấy, chàng trai đó có vạm vỡ khỏe mạnh đi mấy chăng nữa, nhưng thiếu sự kết nối và tạo được niềm tin thì cũng sẽ khó khiến cô gái “trao thân gửi phận” một cách tự nguyện.
+ Tại Việt Nam: Cũng có 1 số Doanh nghiệp đạt được mức 3. Tin hiệu (trustmark) này rồi nhưng dần để tuột mất: Ví dụ như ngày xưa chỉ cần dán cái tem FPT lên máy điện thoại là người sử dụng sẵn sàng mua với giá cao hơn một vài triệu – nhưng giờ khách hàng không tin tưởng vào cái tem FPT nữa rồi > đồng nghĩa với việc Trustmark của FPT đã bị đánh mất.
Việc trở thành tin hiệu thực sự không phải dễ dàng, phải mất một thời gian dài gây dựng lòng tin từ người tiêu dùng. Ở mức độ trustmark, doanh nghiệp gần như đã thành công.

4. Đỉnh cao của nhãn hiệu (Lovemark)

Lovemark – đó là 1 giới hạn cao nhất mà các Doanh nghiệp khao khát đạt tới. Bạn chỉ đạt được tới mức Lovemark khi ai đó xếp hàng mua sản phẩm của bạn mà chưa cần nhìn thấy nó.
Đạt tới Lovemark, bạn sẽ có được lượng khách hàng trung thành bảo vệ mình một cách tuyệt đối .
Lovemark - là mức cao nhất mà thương hiệu đạt tới – nó giống cái câu “lý trí có hàng trăm con mắt – nhưng khi yêu tất cả đều đóng lại”  > khi khách hàng đã thực sự YÊU bạn, họ sẽ ko quan tâm đến thương hiệu nữa Description: :)
Điển hình là chiếc Iphone, tự nó đã làm nên cơn sốt Lovemark khiến cả thế giới liêu xiêu. Lovemark không phải tự dưng cứ đi từ Trustmark chăm chỉ mà có (giống việc bạn muốn tán gái mà cứ tốt mãi với gái thì chưa chắc đã thành công – kết quả sẽ là: “anh rất tốt nhưng em rất tiếc”). Lovemark là cả một công nghệ truyền thông kết hợp với sự hoàn hảo về chất lượng. Muốn có được Lovemark, bạn phải là một THƯƠNG HIỆU sống động và CÓ TÂM HỒN – có 1 sự đồng cảm và một sợi dây tình cảm gắn kết Thương hiệu của bạn với khách hàng.
Đó là lý do mà tất cả các nhà Marketing thế giới đều tôn vinh Steve Jobs là bậc thầy về truyền thông (chứ không phải chỉ là bậc thầy về tạo ra sản phẩm)
Steve Jobs:  “Bạn có thể có những ý tưởng sáng tạo nhất thế giới nhưng nếu bạn không thể khiến người ta phấn khích vì ý tưởng đó thì nó cũng chẳng có ích gì !!!”
Khi thương hiệu đã trở thành quen thuộc, đi vào “tâm“ của người tiêu dùng, mang tính riêng tư của mỗi người thì nó trở thành lovemark. Lovemark thay đổi theo ý tưởng  và cảm nhận của từng người. Trở thành lovemark của nhiều người, thương hiệu đã thực sự đứng trên đỉnh cao của sự thành công.
+ Tại Việt Nam, Lovemark không có nhiều, hoặc có thể nói là chưa có. Với bản chất con người Việt là: khó chiều nhưng lại mau quên, ghét người thành đạt và coi thường kẻ thất bại… nên tại Việt Nam nhiều thương hiệu mới ngo ngoe đã bị chính những đồng bào ruột thịt đánh đập: Như Cafe Trung Nguyên là 1 ví dụ.
Cách đâu lâu lâu Vinaphone cũng rầm rộ đổi thương hiệu và mong trở thành Lovemark, tuy nhiên ngay cả ở level 3: Trust mark mà Vinaphone cũng đã để tuột mất – thì làm sao có thể trở thành Lovemark được.

Có lẽ ta sẽ phải chờ từ các ông lớn với giá trị cốt lõi mang đậm mầu sắc dân tộc như: Vingroup, FPT, Vinamilk … (vinagame sặc mùi Tầu – ko nói đến)

Và liệu bao giờ Việt Nam có thể có được những thương hiệu được cả nước tự hào như Sony tại Japan?
Theo Nguồn: Hiêu Orion
Tag : Marketing

Bình Luận

Back To Top